Social Media là gì? Các loại hình Social Media phổ biến.

social media la gi cac loai hinh social media pho bien 2
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vô cùng mạnh mẽ, cụm từ Social Media hoặc mạng xã hội là những gì mà chúng ta được nghe nhiều nhất trong thời gian gần đây. Bạn sẽ có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, hàng giờ, hàng ngày, và bản thân chắc chắn cũng sử dụng cụm từ này khá nhiều. Không chỉ là quen thuộc, là thói quen mà đây thực sự là một trong những loại hình không thể thiếu trong cuộc sống hiên đại hiện nay.
Vậy Social Media là gì? Chức năng, phân loại các loại hình Social Media phổ biến là gì? Nếu bạn muốn biết thì hãy tìm kiếm thông tin trong bài viết được Laptop 3 miền chia sẻ ngay sau đây.

Khái niệm Social Media là gì?

Social Media là cụm từ tiếng anh được ghép bởi hai từ là “social” và “Media”. Được hiểu theo cách đơn giản về nghĩa của hai từ này là “Social” có nghĩa là “xã hội” và “Media” mang nghĩa “truyền thông”. Đây được coi là một trong những công cụ giao tiếp phổ biến nhất trên mạng Internet. Trước đây loại hình này được sử dụng mạnh mẽ thông qua các phương tiện đại chúng như tivi, báo giấy, radio…Nhưng khi Internet phát triển thì được chuyển dần sang các hình thức hiện đại như máy tính, điện thoại, các thiết bị có thể kết nối Internet.
Hiểu đơn giản Social Media chính “phương tiện truyền thông xã hội” là nơi (có thể là các ứng dụng, trang web, các chương trình) cho phép người dùng giao tiếp, chia sẻ thông tin thông qua các thiết bị công nghệ sử dụng Internet. Social Media còn được coi là một công cụ trực tuyến phục vụ cho việc kết nối, chia sẻ, giao tiếp giữa các cá nhân, cộng đồng, các tổ chức có liên quan, hoặc có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trên Internet.

Chức năng cụ thể của Social Media

Social Media đang nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với rất nhiều cá nhân, tổ chức, công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ. Họ sử dụng sức mạnh của Social Media như một phương tiện chính, không thể thiếu trong mọi kế hoạch phát triển của mình. Chính vì vậy mà chức năng của Social Media ngày càng được thêm ra, tăng lên nhiều hơn các chức năng nhỏ. Có thể kể đến những chức năng cụ thể như:
  • Chức năng về mặt đời sống – xã hội

Không thể phủ nhận vai trò to lớn của Social Media trong mọi mặt của đời sống xã hội. Những lợi ích mà loại hình này mang đến cho xã hội là không thể kể hết. Đơn cử đối với giáo dục, Social Media giúp giải quyết những khó khăn chồng chất khi học sinh không thể đến trường trong mùa dịch. Tất cả các lớp học trực tuyến đã được tạo ra, vai trò lớn nhất đã thuộc về Social Media. 
Các kiến thức xã hội, văn hóa, phong tục tập quán của mọi người, mọi đất nước trên toàn thế giới đều được cập nhật, chia sẻ hàng ngày qua “phương tiện truyền thông xã hội”. Giúp mọi người có thể hiểu nhau hơn, biết thêm về các nền văn hóa đặc sắc của các quốc gia. Giúp bạn “du lịch”, trải nghiệm tất cả các phong tục, ẩm thực của các nước khác nhau chỉ thông qua màn hình máy tính, hoặc điện thoại.
Với những gì mà chúng ta nhận được từ Social Media, chức năng của loại hình này đối với đời sống – xã hội là vượt xa những gì chúng ta có thể nhìn thấy.
  • Chức năng về mặt kinh tế

Bên cạnh chức năng to lớn về mặt đời sống, văn hóa, xã hội thì Social Media cũng đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Rất nhiều các công ty, doanh nghiệp đã sử dụng Social Media để mang thương hiệu, sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của giao thương, mua bán, trao đổi trong mọi khu vực, trên tất cả các quốc gia. 
Không chỉ vậy đối với những công ty doanh nghiệp, tổ chức sử dụng Social Media như một kênh truyền thông chính để quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình không chỉ tiết kiệm một khoản lớn trong chi phí Marketing. Mà còn có thể giúp kết nối với những công ty khác, tạo dựng các mối quan hệ kinh tế bền vững, lâu dài. Đây cũng chính là mong muốn của mọi nhà kinh doanh hiện nay. 
Việc Social Media đem lại lợi ích cho nền kinh tế ở cấp độ như thế nào phụ thuộc vào kỹ năng, tần suất, mục đích và thái độ của người sử dụng. Nhưng nhìn chung, chức năng về mặt kinh tế của Social Media được đánh giá rất cao, và không có gì có thể phủ nhận được.

Phân loại Social Media

Social Media là một phạm trù khá rộng lớn, rất khó để có thể định nghĩa chính xác, và cũng không dễ để có thể phân loại các hình thức của Social Media. Nhìn chung về cơ bản và theo lý thuyết của các chuyên gia hàng đầu của công nghệ thì có thể phân loại Social Media thành 4 loại như sau:
+ Social Community: Đây là nhóm mạng xã hội được thành lập với mục đích tập trung phát triển các mối quan hệ và tạo ra những liên kết giữa những người, nhóm người có cùng sở thích, niềm đam mê. Có thể kể tên như Facebook, Twitter, Instagram…mang đến những tương tác đa chiều. Không chỉ giúp những người xa nhau hàng nghìn km có thể trò chuyện, chia sẻ thông tin. Mà còn giúp mọi người hiểu nhau, thể hiện tình yêu thương sự quan tâm đến cho những người còn lại.
+ Social Publishing: Đây là nhóm mạng truyền thông được thành lập với mục đích phổ biến, đăng tải nội dung, hình ảnh lên các trang mạng. Để chia sẻ, quảng bá, kết nối…Hình thức này có thể kể tên các trang như: Blog, Microsite, Forum, báo điện tử…
+ Social Commerce: Đây được coi là trang thương mại, giúp truyền tải các sản phẩm, thông điệp giữa người bán và người mua. Hỗ trợ tối đa cho công việc mua – bán, trao đổi trực tuyến. Các hoạt động như tương tác, phản  hồi, chia sẻ, nhận xét…đều được thực hiện một cách nhanh chóng, linh hoạt.
+ Social Entertainment: Đây là các trang thông tin giải trí bao gồm các hoạt động phục vụ vui chơi, thư giãn cho mọi người. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các trang web về game, hay social Game, ứng dụng chơi game online…

Các loại hình Social Media phổ biến.

Theo khái niệm, cách hiểu về truyền thông trên Internet và định nghĩa của các chuyên gia thì Social Media đang bao gồm các loại hình phổ biến như:
+ Social Networks: Đây được hiểu như một mạng lưới mạng xã hội, giúp kết nối người dùng, và chia sẻ các sở thích mọi lúc mọi nơi thông qua các thiết bị có sự góp mặt của Internet. Hình thức này hoạt động chủ yếu dựa trên các website mạng xã hội như Facebook, Twitter…
+ Social News: Thuộc về phân mảng truyền tải tin tức về xã hội, kinh tế, giải trí đến cho những người quan tâm. Có tính chuyên môn cao, kén người dùng và hướng tới những đối tượng cụ thể
+ Social Media Sharing: Sử dụng hình ảnh và các video như là một công cụ phát triển độc lập, hình thức này giúp bạn chia sẻ, cập nhật, tạo dựng hồ sơ, đóng góp ý kiến…về một vấn đề, cá nhân, sản phẩm, thương hiệu nào đó trên một trang truyền thông. Ví dụ nổi bật đó chính là kênh chia sẻ video lớn nhất thế giới – Youtube.
+ Social Microblogging: Nghe tên gọi có vẻ hơi cầu kỳ tuy nhiên đây lại là một hình thức khá quen thuộc với người dùng Internet. Viết Blog là phân mảng chính của hình thức này. Cho phép người dùng chia sẻ, đăng tải những câu chuyện ngắn, hình ảnh, liên kết video…
+ Social Bookmarking Sites: Phục vụ chủ yếu cho công việc quảng bá hình ảnh, chia sẻ thông tin, và là công cụ Marketing chính của rất nhiều công ty, doanh nghiệp. Đây là hình thức cho phép người dùng lưu trữ và quản lý dữ liệu, sắp xếp, đăng tải, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng.
+ Social Blog Comments and Frums: Hai cụm từ khá quen thuộc đối với người dùng Internet hiện nay chính là “Blog” và “Forums”. Sự ảnh hưởng của hai hình thức này đối với Social Media là vô cùng lớn. Theo thống kê hiện có hàng triệu người sử dụng sử Blog, Forums để tương tác và chia sẻ, kết nối hàng giờ. Có rất nhiều cá nhân, tổ chức, công ty sử dụng loại hình thức này để thực hiện mục đích kinh doanh, quảng bá thương hiệu, và tăng doanh thu, lợi nhuận.

Nhóm mạng xã hội là gì?

Có không ít người hiện nay vẫn còn bị nhầm lẫn giữa Social Media và mạng xã hội. Trên thực tế mạng xã hội còn được gọi là Social Network, Social Community là một hình thức hoạt động của Social Media.
Nhóm mạng xã hội được hiểu là một hình thức hoạt động trực tuyến dưới dạng wedsite hay nền tảng trực tuyến. Giúp người dùng có thể kết nối, chia sẻ, giao lưu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp…

Nghề Social Media là gì?

Với sự bùng nổ của các hình thức Social Media, nghề Social Media cũng được phát triển mạnh mẽ theo. Tuy nhiên, nếu như tại các nước phát triển thì đây là một nghề phổ biến, có mức lương thưởng rất cao. Thì tại Việt Nam lại chưa mấy ai biết rõ về ngành nghề này.
Social Media được hiểu là một hình thức truyền thông có khả năng truyền tải tất cả những thông điệp, chia sẻ, trao đổi, nhận xét…nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của con người. Về hình thức Social Media có rất nhiều các thể loại để có thể đáp ứng tốt nhất mọi mục đích giải trí, kinh doanh, học tập, nghiên cứu…của tất cả các đối tượng sử dụng trong xã hội. Lợi ích mà loại hình này mang lại cho mỗi cá nhân, tổ chức là khác nhau nhưng tất cả đều giống nhau ở mức độ to lớn, khó có thể kể hết.
Nghề Social Media tuy không quá phổ biến và phát triển tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nó cũng đang bắt đầu được hình thành và thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi người. Đặc tính của công việc làm Social Media đó chính là sự không bó buộc về không gian, thời gian làm việc. Người làm chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối Internet là có thể bắt đầu công việc ở bất cứ đâu mà bạn cảm thấy thoải mái.
Theo thống kê ở NewYork thì các nghề Social Media phổ biến có thể kế đến như:
+ Bloger/ Social Media Copywriter: là hình thức viết nội dung cho trang Blog hay các trang mạng xã hội với mục đích quảng bá thương hiệu, sản phẩm nào đó. Yêu cầu có khả năng viết tốt, chịu được áp lực, và thấu hiểu tâm lý người dùng.
+ Online Community Manger: Là một công việc quản lý mạng xã hội, lên phương án, kế hoạch phát triển các dự án của trang mạng đó…
Ngoài ra còn rất nhiều các ngành nghề Social Media phổ biến mà bạn có thể gặp ở bất cứ đâu, dưới bất kỳ hình thức hoạt động nào. Về cơ bản, các nghề Social Media mang tính hiểu biết cao, năng động và sáng tạo.

Công cụ Buzzmetrics là gì?

Buzzmetrics hiện đang là công cụ được nhắc đến nhiều trên các trang web, mạng xã hội. Không chỉ cung cấp các lợi ích khác nhau cho người sử dụng, mà Buzzmetrics ngày càng đưa ra nhiều gói ứng dụng, giải pháp để giúp các doanh nghiệp tìm ra hướng đi của mình. Hiện nay, Buzzmetrics được coi là một trong những website quyền lực và có tầm ảnh hưởng nhất trên thị trường công nghệ truyền thông.
Công cụ Buzzmetrics là công cụ giúp thực hiện các phân tích dữ liệu của người dùng, đưa ra các giải pháp tiếp cận khách hàng cho doanh nghiệp. Nhằm kết nối những kết quả đánh giá liên quan tạo thành các dữ liệu có ý nghĩa, quan trọng cho nhóm người dùng.
Nhiệm vụ chính của công cụ Buzzmetrics là đem đến các gói giải pháp phù hợp cho từng lĩnh vực của từng doanh nghiệp. Có thể kể đến những gói giải pháp cơ bản của Buzzmetrics: Gói lập kế hoạch trước chiến dịch, gói theo dõi sức khỏe thương hiệu, gói tối đa hóa tương tác với người tiêu dùng, gói tối ưu hóa chiến dịch…Và Buzzmetrics hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: Tài chính, quảng cáo truyền thông, bất động sản, chăm sóc mẹ và bé, chăm sóc sức khỏe, nhóm hàng tiêu dùng nhanh…
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Ely spa
3 năm trước

facebook vẫn là đỉnh nhất